Với những người nghiện bia rượu lâu năm, lại thêm thói quen uống “chay” mà không ăn uống, hoặc ăn rất ít lâu dần đến suy kiệt và sức đề kháng suy giảm, nguy cơ mắc viêm phổi do loại vi khuẩn nguy hiểm Friedlander càng cao.
Suy kiệt, nhiễm bệnh vì rượu bia
BS Nguyễn Trung Cấp, khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, mới đây, bệnh nhân N.V.Đ (39 tuổi, Hưng Yên) được đưa đến viện trong tình trạng tổn thương phổi, suy hô hấp nặng và có sốc nhiễm trùng, hiện còn đang phải hồi sức tích cực. Các kết quả khám, chẩn đoán xác định bệnh nhân mắc chứng viêm phổi Friedländer.
Theo người nhà bệnh nhân, anh Đ đã nghiện rượu 15 năm nay, uống rượu liên miên, ăn uống kém.
BS Cấp cho biết, chứng viêm phổi Friedländer là thể viêm phổi nguy hiểm. Trước đây, đa số những bệnh nhân viêm phổi Friedländer là những người lớn tuổi vô gia cư, nghiện rượu vốn có rất nhiều ở châu Âu thời của Friedländer. Tỷ lệ tử vong của bệnh này có thể đến 50% và cá biệt ở những người có sức đề kháng yếu, nếu có kèm nhiễm trùng máu và sốc nhiễm trùng thì nguy cơ tử vong có thể tới gần 100%. Căn bệnh này ngày càng giảm đi khi số người nghèo khổ, số người vô gia cư ít dần đi.
Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc căn bệnh này vẫn là khá cao. Theo BS Cấp, tại khoa Cấp cứu BV Nhiệt đới Trung ương ước chừng trên dưới 20% số ca viêm phổi nặng là thuộc thể bệnh này.
Nguyên nhân là do tỷ lệ người uống rượu bia ngày càng gia tăng, số người nghiện rượu gia tăng, nhiều người chỉ uống rượu mà ăn rất ít nên suy kiệt và sức đề kháng suy giảm. Đáng nói, có những bệnh nhân còn rất trẻ nhưng đã có hàng chục năm nghiện rượu dẫn đến xơ gan do rượu và viêm phổi Friedländer.
Trong khi đó, việc điều trị bệnh viêm phổi Friedländer khá khó khăn và tốn kém. Bởi trên nền một bệnh nhân nghiện rượu đã bị suy kiệt về sức khỏe, sức đề kháng giảm, điều trị vốn đã khó khăn. Lại thêm tình trạng gan, nhiều cơ quan phủ tạng bị tổn thương do uống rượu lâu năm, việc điều trị càng khó khăn hơn, do gan thải độc kém.
“Vi khuẩn K. pneumoniae lại là loại vi khuẩn hay kháng thuốc nên phải sử dụng nhiều loại kháng sinh mạnh, đắt tiền. Các bệnh nhân này phần đông nghiện rượu nhiều năm nên kinh tế gia đình hạn chế nên việc chữa trị càng trở nên khó khăn”, BS Cấp cho biết.
Xem thêm: Cơ thể mất bao lâu để phục hồi tổn thương do rượu ?
Đừng chỉ uống, hãy ăn!
Thực tế, nhiều người khi ngồi vào bàn nhậu, mải vui mà chỉ nhậu, quên ăn. Cũng có những người, đã thành một thói quen, uống vào là khó ăn uống. Trong khi đó, việc uống mà không ăn, nhất là ở những người nghiện rượu, lâu ngày cơ thể sẽ trở nên suy kiệt, giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh.
Còn nguy hiểm trước mắt ở việc uống mà không ăn, khi say người ta ngủ quên với cái bụng rỗng sẽ có nhiều rủi ro cho sức khỏe, như hạ đường trong máu có thể dẫn tới tử vong hoặc di chứng trên não.
Vì thế, hãy ăn đầy đủ trước, trong và ngay sau uống, đặc biệt các thức ăn từ tinh bột (cơm, bún, mỳ,…), hoặc thức ăn có nhiều đường sẽ hạn chế được nguy cơ này từ rượu.
Khuyến cáo tốt nhất với hàm lượng rượu, đó là nam giới không nên quá 20 gam/ngày, với nữ giới không nên quá 10 gam/ngày. Theo đó nữ không uống quá 250ml loại bia 5%, 30ml loại rượu 39.9%; Nam không uống quá 500ml loại bia 5%, 60ml loại rượu 39.9%.
Theo BS Cấp, trong những cuộc nhậu, người ta rất khó để đảm bảo được liều lượng khuyến cáo này. Trong trường hợp bất khả kháng không thể không uống, bạn tuyệt đối không nên uống dồn dập mà uống “lai rai” để tăng khoảng cách thời gian các lần chạm cốc. Đồng thời phải đảm bảo ăn, nhất là tinh bột để giảm nguy cơ say nhanh. Cần luôn có ý thức về sức khỏe để dừng đúng ngưỡng, tránh say rượu có thể gây ra một loạt nguy cơ, hành vi không an toàn cho sức khỏe
Giải pháp hiệu quả
Theo PGS.TS Trần Quốc Bình, nguyên giám đốc bệnh viện Y học cổ truyền TW: “Chữa bệnh viêm phổi ở những người nghiện rượu gần như là chỉ chữa ở phần ngọn bởi nguyên nhân gây bệnh là do rượu vì thế muốn đào tận gốc căn bệnh này thì người nghiện rượu phải từ bỏ rượu. Và biện pháp hàng đầu hiện nay giúp người nghiện rượu bỏ rượu triệt để, lại an toàn, không tác dụng phụ đó là sử dung sản phẩm BoniAncol của Canada và Mỹ, do công ty Botania phân phối”.
BoniAncol sẽ giúp người nghiện rượu bỏ rượu một cách nhẹ nhàng, không vật vã, không gặp phải hội chứng cai rượu khó chịu.
Tại sao BoniAncol có thể làm được như thế? Vì trong BoniAncol chứa :
– L-Glutamin: Giúp kích thích tăng tiết serotonin trong não, làm giảm cảm giác thèm rượu, tăng cường sự tỉnh táo, cải thiện chức năng não, giúp cơ thể phục hồi về trạng thái bình thường.
– N-acetyl cystein: giúp rượu chuyển hóa thành giấm không qua giai đoạn andehyd vì thế hạn chế được tác hại của rượu, đồng thời làm giảm cảm giác thèm rượu và khó chịu trong quá trình bỏ rượu.
– Kava root: giải tỏa lo âu, giảm ức chế, tăng cường sự tỉnh táo và tập trung
– Mg và vitamine B6: bổ sung sự thiếu hụt Mg và vitamine B6 ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính, giảm nguy cơ tăng huyết áp và đột quỵ
Ngoài giúp bỏ rượu, BoniAncol còn giúp giải rượu và bảo vệ gan thận khỏi tác hại của rượu, giúp người nghiện không những từ bỏ được bia rượu mà còn giúp cơ thể người bệnh phục hồi phần nào chức năng gan thận bị suy giảm.
BoniAncol đã giúp rất nhiều nam giới từ bỏ được rượu, như trường hợp của anh Lê Anh Quyền ở số 24, tổ 21, p. Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang
Chỉ cần đến lọ BoniAncol thứ 2 anh đã có cảm giác sợ rượu rồi, nhìn thấy rượu không còn hào hứng như trước nên anh càng kiên trì dùng đều đặn. Đặc biệt đầu óc minh mẫn hơn hẳn, làm việc chuẩn xác hơn, tay chân không bị run nữa. Anh dùng hết 8 lọ BoniAncol là không cần uống nữa, đến nay bỏ rượu cũng tròn 6 tháng rồi. Mời các bạn xem chia sẻ của anh Quyền qua video sau:
Xem thêm: Cách bỏ rượu để làm chủ cuộc đời mình